Đây là loại thuốc mới được đơn vị này nhập về từ tháng 5/2019 có tên Bupivacaine của nhà sản xuất Ba Lan.
Theo Thứ trưởng hiện tại mẫu thuốc này đã được gửi về Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI và ADR). Trên những dữ liệu đó, trung tâm sẽ có đánh giá, khuyến cáo phù hợp.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cho hay loại thuốc gây tê Bupivacaine hiện đang được nhiều cơ sở y tế trên cả nước dùng.
![]() |
Thứ trưởng trả lời báo chí |
Cụ thể BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, Sản C… đều sử dụng loại thuốc này với số lượng lớn. “Do đó, việc sản phụ tử vong nếu muốn quy kết do thuốc thì phải chờ kết luận chính thức” – lời Thứ trưởng.
Để đánh giá về độ an toàn của thuốc thì cần khoảng 1 tuần, đánh giá tạp chất thì Viện Kiểm nghiệm thuốc TƯ đang yêu cầu công ty cung cấp chất chuẩn, dựa trên đó để đánh giá tạp chất. Kết quả này có sau 1,5 - 2 tháng”, ông Sơn cho hay.
Nói về 3 ca tai biến tại BV Phụ nữ Đà Nẵng, ông Sơn chỉ đạo cần phân tích nhiều yếu tố trong đó có xem xét về thuốc, quy trình và phản ứng sau tai biến.
“Nếu muốn kết luận phải phân tích hồ sơ, có hội đồng chuyên môn phân tích hồ sơ bệnh án. Khi có kết quả sẽ gửi cho báo chí”, Thứ trưởng khẳng định.
Hồ Giáp
- Sở Y tế TP Đà Nẵng đang làm rõ nguyên nhân khiến 1 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch khi đến sinh con tại Bệnh viện Phụ nữ.
" alt=""/>Bộ Y tế yêu cầu làm rõ sản phụ tử vong nghi do thuốc gây têNhập khẩu ô tô tăng mạnh, kim ngạch cộng dồn đã đạt mức gần 3 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng Cục hải Quan, trong tháng 11/2019 cả nước tiếp tục nhập khẩu tới gần 12.000 (kim ngạch 266 triệu USD) xe ô tô nguyên chiếc các loại. Lũy kế từ đầu năm đã có 133.696 chiếc xe hơi được nhập khẩu về Việt Nam. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm tăng mạnh khi đạt ngưỡng gần 3 tỷ USD tăng tới 94,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Trị giá trung bình mỗi ô tô nhập khẩu về nước từ đầu năm ước tính khoảng 22.400 USD/xe (khoảng 515 triệu đồng). Trị giá ô tô nhập khẩu vẫn thấp hơn đôi chút so với cùng kỳ năm 2018. Ở thời điểm này ngoái trị giá trung bình ô tô nhập khẩu về Việt Nam là hơn 24.000 USD/xe (khoảng 550 triệu đồng).
Ô tô từ Thái Lan vẫn chiếm phần lớn lượng xe nhập khẩu về trong năm 2019 - Ảnh H.C
Nếu xét riêng trong tháng 11/2019, Indonesia tiếp tục là quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam nhất với 5.807 xe (71,6 triệu USD). Tuy nhiên, xét về tổng thể thì Thái Lan mới là quốc gia xuất khẩu ô tô nguyên chiếc nhiều nhất vào Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2019, đã có 72.423 xe ô tô từ Thái Lan nhập về Việt Nam. Quốc gia ASEAN này cũng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu ô tô vào nước ta với gần 1,5 tỷ USD (chiếm 50% kim ngạch nhập khẩu ô tô).
Đứng ngay sau Thái Lan tiếp tục là Indonesia với 44.795 xe (kim ngạch 605 triệu USD). Indonesia cũng là quốc gia có trị giá trung bình ô tô thấp nhất tại thị trường Việt Nam. Trị giá trung bình xe từ Indonesia chỉ khoảng 13.500 USD (hơn 310 triệu đồng). Tuy có giá nhập khẩu khá rẻ nhưng những mẫu xe Hot từ Indonesia như Mitsubishi Xpander, Toyota Wigo... hiện đang có mức giá khá cao.
Xe nhập khẩu đang gây nhiều áp lực lên xe lắp ráp trong nước
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 11/2019, các thành viên VAMA bán ra tổng cộng 29.846 xe, bao gồm 22.312 xe du lịch, 7.203 xe thương mại và 331 xe chuyên dụng. Trong đó, xe sản xuất lắp ráp chiếm 16.595 chiếc, xe nhập khẩu là 13.251 xe. So với tháng trước, doanh số xe du lịch tăng 4%, xe thương mại giảm 0,3% và xe chuyên dụng giảm 9% so với tháng trước.
Cộng dồn 11 tháng, doanh số các thành viên VAMA mới chỉ tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng tăng trưởng 30%. Trong đó, xe sản xuất lắp ráp tăng nhẹ 13%, đáng chú ý là sự bứt phá của xe nhập khẩu khi tăng tới 98%. Xe ô tô du lịch tăng 23%, xe thương mại giảm 3.9% và xe chuyên dụng giảm 27% so với cùng kì năm ngoái.
Thị trường ô tô trong nước dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong vài tháng tới do đây là thời điểm bán hàng tốt nhất trong năm. Tuy nhiên, sức tăng nhiều khả năng sẽ không còn đột biến như những năm trước đây phần nào do tâm lý chờ đợi của khách hàng. Nhiều hãng xe lớn đang tiếp tục tung thêm những chương trình ưu đãi nhằm "chạy đua" doanh số cũng như đẩy hàng tồn kho. Dự kiến, tình hình giảm giá xe sẽ còn tiếp tục "khốc liệt" hơn nữa trong những tháng tới và có thể kéo dài cả sau Tết.
Theo Thời Đại
Lượng ôtô nhập khẩu đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, với hơn 16.600 xe, chủ yếu vẫn là từ các nước ASEAN… Tuy nhiên, giá xe tại thị trường Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước trong
" alt=""/>Nhập khẩu ô tô 2019 tăng gấp đôi năm 2018, đạt gần 3 tỷ USDTrong vòng 1 tháng qua, đồng USD bất ngờ tăng giá liên tục, đẩy thị trường ngoại tệ mạnh này rơi vào thế hai giá với khoảng cách khá xa. Hiện tại, giá USD trên thị trường thanh toán liên ngân hàng chỉ ở mức 16.617 đồng đổi 1 USD, trong khi tại thị trường “chợ đen” đã lên đến 19.200 đồng đổi 1 USD (ngày 21/6).
Các chính sách quản lý ngoại tệ đang được xiết chặt để giảm việc nhập siêu đã khiến nguồn USD này trở nên khan hiếm. Ngay lập tức, những biến động này đã tác động đến các doanh nghiệp viễn thông bởi đây là thời điểm họ đẩy mạnh đầu tư cho mạng lưới để đáp ứng nhu cầu vẫn đang tăng mạnh hiện nay. Những hợp đồng mua thiết bị đều được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. Trong khi đó, việc mua USD để thanh toán các hợp đồng hết sức khó khăn.Vinaphone - Nhiều dự án “xếp hàng”
Ông Hoàng Trung Hải, Giám đốc Vinaphone cho biết, nhiều dự án mở rộng mạng lưới của Vinaphone trong thời điểm này bị tắc vì giá USD tăng mạnh trong thời gian qua. Tỷ giá liên ngân hàng và giá thị trường có một khoảng cách quá xa. Hiện Vinaphone đang có một số hợp đồng cần phải thanh toán cho đối tác để nhập thiết bị nhưng không thể mua được USD. “Trong thời gian qua, giá USD tăng đã làm đội giá những lô hàng nhập khẩu lên. Chúng tôi không thể mua được USD từ các ngân hàng và cũng không thể mua USD từ thị trường “chợ đen” vì chúng tôi là doanh nghiệp Nhà nước. Hiện Vinaphone vẫn chưa biết phải gỡ khó khăn này như thế nào. Trong khi mạng lưới cần được nhanh chóng đầu tư để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”, ông Hoàng Trung Hải nói.
EVN Telecom - Cắt giảm mức đầu tư
Ông Hoàng Minh Thái, Phó Giám đốc EVN Telecom cho biết, hiện EVN Telecom đang còn nguồn thu ngoại tệ từ dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về nên vẫn còn “cửa” khi USD tăng giá mạnh và khan hiếm. Trong khi đó, các hợp đồng với đối tác vẫn chưa đến hạn phải trả nên thực sự nhu cầu về USD chưa cao.
" alt=""/>“Ông” viễn thông đau đầu vì đô tăng giá